ÁP DỤNG DẠY HỌC STEM TRONG TRƯỜNG THCS

08/11/2017 1866

 Ngày 26/10/2017, tại trường THCS Ba Đình, đã tiến hành giờ thực tập môn Vật Lý: Tiết 11- Bình thông nhau-Máy thủy lực do cô giáo Nguyễn Thị Bùi Dung cùng học sinh lớp 8A6 thực hiện.

Thực hiện kế hoạch năm học 2017 – 2018 của PGD&ĐT Ba Đình, 15h00 ngày 26/10, tại trường THCS Ba Đình, đã tiến hành giờ thực tập môn Vật Lý: Tiết 11- Bình thông nhau-Máy thủy lực do cô giáo Nguyễn Thị Bùi Dung cùng học sinh lớp 8A6 thực hiện.

Đến dự có đại diện Phòng GD&ĐT, các thầy cô giáo dạy bộ môn Vật Lý của 13 trường THCS trong toàn Quận Ba Đình.

Giáo viên đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, chủ động chia lớp thành 4 nhóm với 4 nhiệm vụ khác nhau gồm: nhóm nghiên cứu (tìm hiểu cấu tạo của bình thông nhau và lấy ví dụ thực tế), nhóm thí nghiệm (tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của bình thông nhau), nhóm Sáng chế (sáng chế bình thông nhau từ các vật liệu dễ kiếm trong đời sống), nhóm ứng dụng (lắp ráp một hệ thống cấp nước cho tòa nhà 5 tầng từ vật liệu cho trước). Thời gian cho các nhóm hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ là 5 phút sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả hoạt động của nhóm trước tập thể lớp. Bốn nhóm với 4 đề tài khác nhau đã cho kết quả thu được là một bức tranh tổng thể về kiến thức cần đạt được của nội dung kiến thức phần I “Bình thông nhau”.

 

image(2).png

Nhóm nghiên cứu

image(3).png


Nhóm thí nghiệm

image(4).png

Nhóm sáng chế

 

 

image(5).png

 

Nhóm ứng dụng

Để phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, phần II với nội dung “tìm hiểu Máy thủy lực”, giáo viên đã phát PHT cá nhân cho học sinh tìm hiểu trên cơ sở sách giáo khoa và qua các mô hình sáng tạo do giáo viên chuẩn bị. Học sinh được phát huy năng lực thuyết trình, sự tự tin và kiến thức vật lý gắn liền với thực tế cuộc sống qua việc giới thiệu, mô tả, thực hành ngay trên mô hình.

                  image(13).png

Học sinh tự nghiên cứu

image(6).png

Học sinh thuyết trình

Tiết học đã phát huy được nhiều năng lực của học sinh trong suốt quá trình học như: Năng lực thuyết trình, năng lực tự học tự nghiên cứu, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực vận dụng, tính toán v.v... Qua đây, học sinh được trải nghiệm, được sáng tạo, được thực hành thí nghiệm, được liên hệ với thực tế từ những gì gần gũi nhất theo phương pháp dạy học STEM. Học sinh rất hứng thú, tích cực, tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập.

                               image(7).png

Tiết học sôi nổi, học sinh tích cực

Tiết học đã để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với người dự. Qua tiết học, người dự có rất nhiều cảm xúc và chắc chắn, việc áp dụng phương pháp dạy học STEM vào các tiết học khác sẽ không còn là xa lạ và khó khăn đối với môn Vật Lý nói riêng và các môn học khác trong nhà trường phổ thông nói chung.

Một số hình ảnh của tiết học:

 

                      image(8).png

 

 

                       image(9).png

 

                       image(10).png

 

                       image(11).png

 

                   image(12).png

 

 

 



Tác giả:
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong đánh giá
Chia sẻ:
Copyright © . Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình